DYNAMIK / Đánh giá

Đánh giá

Kỹ sư Âm thanh Huỳnh Quang Tuấn

Huỳnh Quang Tuấn là kỹ sư âm thanh tốt nghiệp đại học loại xuất sắc chuyên ngành âm thanh tại Phần Lan. Hiện anh đang sinh sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh.

Khi đi học nước ngoài về, tôi vẫn luôn ấp ủ được sở hữu cho mình 1 cặp Genelec tầm trung cao cụ thể là 8330A. Thế nhưng đời đưa đẩy tôi lại đến với cặp TranSquad 18E này. Liệu tôi có yêu thích nó như Genelec ko? Cùng đọc bài cảm nhận nhé.

Nói đến TranSquad 18E chắc cũng chẳng ai biết nó là loa gì vì nó đến từ thương hiệu non trẻ DYNAMIK do các chuyên gia người Việt Nam phối hợp với chuyên gia của Đức thiết kế. Tôi rất may mắn khi là 1 trong những người đầu tiên trải nghiệm phiên bản còn chưa bán ra ở thị trường. Cảm xúc khi cầm trên tay của tôi là sự tự hào vì đến 1 ngày những nhân tài Việt Nam cũng sản xuất được sản phẩm mang chất lượng sánh ngang với các nước phát triển.

Vẻ ngoài

Trắng trẻo như Ngọc trinh từ đầu đến chân trừ woofer và tweeter, các góc được bo làm loa có vẻ mềm mại hơn các dòng HS nhưng ko kém phần nam tính do các đường cắt dạng kim cương đẹp mắt. Nhìn bên ngoài rất phê nhưng không hiểu tại sao lên ảnh chụp lại có vẻ không được đẹp lắm (chắc là loa không ăn ảnh :)) ).

DYNAMIK Pro TranSquad 18

Đằng sau là Insulated Terminal/Input Cup (giống như những con loa gia đình nối dây đồng 2 lõi). Tuy nhiên nhìn vào cái đầu là thấy nó sang chảnh với 2 cái núm nhìn là muốn vặn mãi .

Không bàn về công nghệ vì có thể tìm đọc được trên trang chủ. Thì điểm mạnh và điểm yếu của TranSquad 18E được liệt kê theo trải nghiệm cá nhân của tôi như sau:

Điểm yếu

Tôi đã thử đặt loa đúng ví trí ngồi theo chuẩn tam giác đều từ loa đến loa và từ loa đến engineer thì ở vị trí engineer trong cạnh tam giác rất tuyệt vời. Nhưng khi dịch ra xa hơn hoặc không ngồi vào vị trí ấy có giảm giác như âm thanh tối hơn. Có thể 1 phần vì phòng tôi dán mút lung tung và treatment như shit. Nhưng điều đó ko xảy ra với đôi HS8 và NS10 của tôi.

Thông số của loa có ghi rõ Đáp tuyến: 106 – 18 000 Hz (-3dB), mặc dù biết như vậy tuy nhiên vào thực tế tôi lại cảm thấy hơi hụt hẫng vì tần số thấp dưới 60 của đôi loa nghe nhỏ. Gần như không có sub bass, giống hệt NS10M Studio.

Cuối cùng cặp loa này là loa Passive, nói đi cũng phải tính lại, bạn sẽ cần phải chi thêm tiền để mua 1 power amp tốt.

Khi dùng cặp TranSquad 18E thì nên dùng thêm với 1 monitor khác hoặc headphone để master do nhược điểm đáp tuyến giới hạn (giống NS10M Studio).

Điểm mạnh

Giá tiền hợp lí vì nó có thể sánh ngang với Amphion One 18  (3000$/cặp chưa ship) hoặc Genelec 8340 (3400$/cặp chưa ship) nhưng giá lại mềm hơn.

Loa đã được burn-in bởi nhà sản xuất và căn chỉnh để phù hợp với mọi môi trường nó đặt đít lên. Ngay cả trên mặt bàn cũng ít gây ra hiện tượng cộng hưởng như các dòng khác. Đặt sát tường ko bị um! Tin tôi đi, trải nghiệm thử là biết.

Về âm thanh, do là thiết kế cải tiến của NS10M Studio nên nó sở hữu điểm mạnh nhất của NS10M Studio là “show hàng”!

Nó cho tôi nghe rõ từng chi tiết, từng lỗi mà bài hát của tôi đang gặp, đặc biệt là về cân bằng âm lượng. Điểm cải tiến so với NS10M Studio là tầm hoạt động rộng hơn lên đến 18khz. Từ bây giờ tôi sẽ bắt đầu sống trong… sợ hãi vì phải thúc ép bản thân làm nhạc hay hơn vì bao nhiêu lỗi mixing nó show hết.

Tôi dùng EQ để tìm khoảng muddy của bài hát rất dễ dàng vì chỉ cần rê nhẹ 1 EQ band bất kỳ từ tần số thấp đến cao và boost tầm 1db là tôi xác định được ngay chỗ cần cắt. Điều này tôi chỉ có thể nhận dc khi boost tận 6db trở lên(!) trên HS8.

Compression thì… Khi tôi compress quá tay chỉ cần 1 chút thôi là đã nhận ra dễ dàng sự khó chịu. Các bài nhạc trên mạng bị over compress sẽ nhận thấy ngay lập tức.

Tôi vẫn đi tìm tiếng thì thào trong trái tim sau khi nghe loa Genelec 8351 tại trường đại học của tôi ở Phần Lan mà vẫn chưa thể tìm được 1 con loa nào hoàn hảo như 8351, tôi đã trải nghiệm Focal SM9 và Focal Trio 6 be rồi nhưng vẫn không thể có được cảm giác ấy.

Đó là cho đến khi tôi dc nghe TranSquad 18E. Cảm giác như thì thầm vào tai đã trở lại của tôi sau khi nghe những bản mix chuẩn của phương Tây trên TranSquad 18E. Không gì sung sướng hơn.

Âm hình của loa khi ngồi đúng vị trí thì ko có gì phải bàn cãi. Khi còn ở nước ngoài, tôi được học cách xác định nhạc cụ trong bản mix trên loa Genelec. Nhưng khi về tới nhà ôm HS8 tôi không thể tìm ra vị trí cụ thể và chính xác. Còn với em này. Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, các nhạc cụ rành mạch. Khoảng trống như thế nào, tôi có thể nghe rõ mồn một.

Đây là loa Sealed. Xin nhắc lại là loa Sealed. Rất khó để tìm được 1 loa sealed monitor ở thời điểm này. Thầy Mike Senior khuyên nên sử dụng loa sealed để mixing, vì khi dùng loa bass-relex (có lỗ cộng hưởng), bản thân loa và bass khi phát ra ngoài đã không còn đúng thời gian và chính xác như nó vốn có. Chính xác hơn nó chỉ là 1 bản copy của bass gốc.

Điểm mạnh của loa sealed đó chính là low frequency chính xác và không bị cộng hưởng ở cả bass và mid range. Điều này đã được TranSquad 18E thể hiện rõ ràng. Nhược điểm của sealed monitor cỡ nhỏ cũng vẫn là âm trầm vì nó không extend được sâu (hãy nhớ tới NS10M) nếu không có 1 woofer rất to (từ 10 inch đổ lên). Riêng con TranSquad 18E này đã giải quyết được một phần vấn đề bass extension vì nó… to vãi hàng so với 1 nearfield monitor rồi.

Kết luận

Điểm mạnh đã hoàn toàn dập tắt các điểm yếu của nó, nếu quen rồi sẽ không còn quan tâm tới những điểm yếu nữa.

Đây là 1 loa hoàn hảo cho 1 mixing engineer, khi đã nghe qua sẽ không muốn dùng loa nào nữa. Trung thực và chính xác, đây là cái tên tôi sẽ dùng cho cặp loa này. Sau khi bị thuốc bởi anh Nguyễn Thái Hà tôi đã không ngần ngại chi mạnh để tậu em về.

Và kết quả thì tôi đã không thất vọng về số tiền mình bỏ ra và trải nghiệm nhận dc. Nếu được hỏi liệu tôi sẽ mua Genelec 8330 hay TranSquad 18E sau khi đã trải nghiệm cả 2. Tôi sẽ mạnh dạn trả lời rằng tôi đã mê con TranSquad 18E từ bao giờ và tôi sẽ mua nó.

Hi vọng các sản phẩm chính thức sau khi bán ra sẽ luôn đạt chất lượng cao hoặc tốt hơn nữa.

Chúc DYNAMIK sẽ vươn tầm thế giới như Vinfast.

Audio Engineer H. Q. Tuấn

TranSquad 18E

Producer/Engineer Alec Schachner

They sound Amazing! Listen to music on these monitors bring tears to my eyes multiple times… I feel like I am 15 again listening to my favorite bands for the first time. I am so impress with your work.

Custom-Install Flushmounted Monitor

Producer Dasky Ly

Mình đang sử dụng loa TranSquad 18P của DYNAMIK. Sau 5 tháng sử dụng để nghe và sản xuất nhạc thì thấy loa hoạt động hoàn hảo, không có lỗi từ nhà sản xuất, thiết kế bên ngoài đơn giản, không cầu kì.

Loa có dải tần rất rộng, tái tạo không gian và âm thanh rất chính xác và chi tiết, dù nghe nhạc bình thường cũng nghe được rõ ràng các nhạc cụ ở background (nhạc chất lượng cao), mình thích nhất là phần low frequency, cụ thể là Bass nghe rất nhanh và chuẩn, riêng mixing phần low thì khỏi cần tham chiếu, kết quả cuối cùng translate ra tai nghe DT880 rất tốt.

Đây là 1 bộ loa khá ngon trong tầm giá mà các anh em producer nên cân nhắc, đặc biệt là những người mới vào nghề vì sau khi mua loa thì chỉ cần lo luyện trình thôi.

Dasky Ly, Producer

TranSquad 18P

N.Sĩ Việt Phong

Dù đã sử dụng Yamaha HS8 gần 2 năm qua, nhưng mình thực sự rất ấn tượng khi nghe cặp Dynamik TranSquad 18E ngay từ lần đầu tiên. Nó giống như cái cảm giác nhìn bức tranh trong một căn phòng thiếu ánh sáng so với một căn phòng đầy đủ ánh sáng vậy.

Âm thanh TranSquad 18E đánh ra rất chi tiết, sạch sẽ; các dải tần rõ ràng, tách bạch và rất chính xác. Tần số Bass tuy không xuống sâu được như HS8 nhưng lại rất gọn và sạch, nên khi mở với cường độ lớn thì Bass không bị um và rất ít bị ảnh hưởng bởi cấu trúc căn phòng (đây là điều mình rất khổ sở khi dùng cặp HS8).

Một ưu điểm nữa của TranSquad 18E là khả năng móc lỗi, bóc phốt bản mix quá gắt gao, quá khắt khe; nó làm cho âm thanh bản mix nghe được rõ nét từng chi tiết nên trong việc mixing nó sẽ là một môi trường nghe lý tưởng, giúp phát hiện nhanh các lỗi và phản ánh trung thực bản mix. Thật sự TranSquad 18E rất đáng đồng tiền bát gạo.

N.Sĩ Việt Phong, Producer

TranSquad 18E